Vespa cổ thời hiện đại, tại sao không?
Với thiết kế đậm chất Châu Âu, luôn mang lại sự sang trọng, lịch lãm cho người lái, những chiếc Vespa cổ vẫn luôn được nhiều người săn đón. Cùng tìm hiểu rõ hơn về dòng xe này qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Mục Lục
Nhìn lại lịch sử tạo nên huyền thoại Vespa
Hiện nay, khi mà xu hướng các dòng chơi xe cổ trở nên phổ biến, những chiếc xe Vespa cổ lại được gọi tên. Những con xe này đã từng chiếm giữ một thời kỳ hoàng kim và cho đến nay, vẫn là đam mê của rất nhiều người.
Và tất nhiên, để có được một huyền thoại bất tận như vậy, Vespa cũng đã trải qua rất nhiều “thăng trầm”. Cùng tìm hiểu các cột mốc lịch sử của nó để trở thành một “dân Vespa chính hiệu” nhé.
Năm 1946, chiếc Vespa đầu tiên được ra mắt với tên gọi Vespa 98 và nhanh chóng tạo được tiếng vang lớn với giới truyền thông. Vào năm tiếp theo, chiếc Vespa 98 Corsa Circuito được tung ra cùng với phiên bản đời thứ 2 của Vespa 98.
Tiếp nối sự thành công, Piaggio nâng cao sự nhận diện bằng sự ra mắt của một loạt các mẫu Vespa cổ ấn tượng khác vào các năm, cụ thể:
- Năm 1949 với sự xuất hiện của các mẫu Vespa 125 Corsa “Alloy Frame”, Vespa125, Vespa Circuito 125.
- Năm 1950: quảng bá hình ảnh đậm chất thể thao bằng chiếc Vespa Montlhery
- Năm 1951: Vespa 125 “Six days”
- Năm 1953: Vespa 125 U
- Năm 1955: Vespa 150 Side-car và Vespa 150 GS
- Năm 1956: Vespa 150 và Vespa 150 T.A.P
- Năm 1958: Vespa 125 (VNA2)
- Năm 1959: Vespa 150 GS VS5
- Năm 1961: Vespa 150 (VBA)
- Năm 1962: Vespa Dalì
- Năm 1962: Vespa 50
- Năm 1966: Vespa 90 Super Sprint
- Năm 1967: Vespa Alpha và Vespa 125 Primavera
- Năm 1968: Vespa 180 Rally
- Năm 1970: Vespa 50 With Pedals
- Năm 1973: Vespa 50 Special
- Năm 1976: Vespa 125 ET3, Vespa Primavera ET3, Vespa Rally 200
- Năm 1977: Giant Vespa
- Năm 1978: Vespa P125X
- Năm 1985: Vespa 50 S, Vespa 125 T5 Pole Position
- Năm 1991: Vespa 50 Special Revival
Bước vào thế kỷ 21 là sự ra đời của những cái tên đình đám như: Vespa Ferrari ET4 150, Vespa LX, Vespa GTS 250 IE, Vespa S50 – LX50 4V, Vespa 946 Armani,…
Các mẫu Vespa cổ làm nên tên tuổi Vespa
Vespa Acma
Đây là một trong những dòng Vespa đời đầu và đã ngừng sản xuất. Đặc biệt, tại Việt Nam, Acma là đời Vespa xuất hiện đầu tiên. Vẻ đẹp tồn tại mãi với thời gian cùng số lượng khan hiếm, Acma được xem là hàng hiếm và là ước mơ của nhiều người mê Vespa cổ.
Nổi bật là dòng Acma GS – xe đua, bởi kiểu dáng của nó có nhiều sự khác biệt so với Acma thông thường. Phong cách hơi hướng thể thao nhưng vẫn cực kỳ lịch lãm. Xe có 3 số, dưới yên trước có một cửa sổ, mở ra sẽ thấy bình xăng rất độc đáo.
Vespa Standard (Vespa 150)
Được sản xuất trong giai đoạn năm 1958 – 1963, dòng Vespa Standard có nhiều giá trị lịch sử đối với hãng Piaggio.
Cụ thể, nó là nước ngoặt của hãng khi chuyển từ kiểu động cơ Piston -Ported của Acma sang kiểu động cơ rotary valve, ưu việt hơn. Bên cạnh những thiết kế mềm mại, hiện đại, dòng Standard cũng có nhiều cải tiến như 4 số, hệ thống phanh 2 cọc.
Mang trên mình nhiều đặc điểm “tinh túy”, Vespa Standard không chỉ là mẫu xe ưng ý của Piaggio trong quá khứ mà còn là niềm tự hào khi thời đại Vespa cổ lên ngôi.
Vespa Super
Ra đời năm 1966 và đang là dòng xe Vespa cổ nhận được nhiều sự yêu thích tại Việt Nam. Thiết kế có sự tinh chỉnh từ tròn sang vuông ở nhiều chi tiết, cụ thể là cốp, vè hay đầu xe. Có lẽ vì vậy mà nó còn có tên gọi khác là “siêu ong”
Sự thay về thiết kế giúp dòng góc cạnh và cá tính hơn. Đồng thời, phần máy bên trong cũng được cải tiến giúp xe vận hành tốt hơn.
Vespa 125 Primavera
Mẫu Vespa này được tung ra thị trường năm 1967 và đã gặt hái được rất nhiều thành công lớn.
Đối với chiếc Vespa cổ này, thiết kế “hao hao” những mẫu Vespa thời hiện đại với bộ khung dài với những đường cong mềm mại. Ngoài ra, xe còn có ưu điểm khi dễ điều khiển, lướt êm và năng động. Vì vậy, ngày càng nhiều người săn lùng Vespa 125 Primavera.
“Bắt bệnh” Vespa cổ
Không chỉ đơn giản là một trào lưu, việc chơi Vespa cổ chính làm đam mê, là thể hiện cá tính riêng. Thế nhưng, đồ cổ thì thường “khó nhai”, và việc chơi Vespa cũng có một số trục trặc. Do đó, nếu bạn biết cách “bắt bệnh” “con ong” của mình thì sẽ tốt hơn nhiều.
Trước hết hãy nói về các hư hỏng liên quan đến bugi. Bởi chúng rất dễ đột nhiên không nổ máy, và các dân chơi Vespa cũng thường xuyên nói “chắc lại tại bugi”. Do đó, bạn nên học cách nhìn màu sắc bugi để đoán bệnh, cụ thể:
- Màu vàng nâu hay đỏ gạch: chứng tỏ động cơ hoạt động bình thường
- Màu đen và khô: chế hòa khí chưa chuẩn tỉ lệ nhiên liệu, có thể bị thừa xăng hoặc thiếu gió
- Màu đen và ướt: hiện tượng thừa xăng hoặc điện bị yếu. Cần căn chỉnh lại xăng gió ở chế hòa khí hay kiểm tra điện.
- Màu trắng xám: có thế thiếu xăng, nhớt hoặc thừa quá nhiều không khí
Ngoài ra, cũng cần quan sát xem đầu điện cực liệu có bị gãy hay chỗ sứ cách điện bị nứt. Sau đó, tiến hành sửa chữa cho phù hợp với “bệnh”, đồng thời làm sạch bugi.
Tiếp theo, một sự cố cũng rất thường gặp ở Vespa cổ làm người lái khó chịu đó là đứt dây ga, dây thắng. Bởi thiết kế của dòng xe này khá đặc biệt, dây côn và dây ga rất dài và phải chịu lực khá lớn nên dễ đứt. Bên cạnh đó, chỉ đồ “đặc chủng” của Vespa mới thay thế được.
Do đó, để an toàn, bạn nên có sự chuẩn bị cẩn thận bằng cách luôn mang theo những sợi dây này bên mình.
Kinh nghiệm mua xe Vespa cổ
Không chỉ riêng việc mua Vespa cổ, khi mua bất kỳ dòng xe nào cũng cần đáp ứng tốt khả năng tài chính. Hiện tại, tùy thuộc vào độ zin, tình trạng mà xe sẽ có các mức giá khác nhau. Và chi phí tham khảo để mua một dòng cổ Vespa dao động trong khoảng 16 – 30 triệu đồng.
Và lời khuyên cho bạn là đừng ham những chiếc xe quá rẻ, vì nếu mua phải những mẫu “cùi bắp” hay có tuổi thọ cao thì việc hỏng hóc là rất dễ xảy ra.
Tiếp theo, là cần lựa chọn một địa chỉ uy tín và chất lượng, tất nhiên để giảm thiểu những sự cố không đáng có. Tuy nhiên, điều này trên thực tế không phải là dễ, bởi số lượng Vespa cổ đã ít nên việc người bán cũng không nhiều. Vậy nên, việc tìm thấy người bán các mẫu xe này thôi cũng đã khó.
Nếu bạn có “tình yêu” với dòng xe này và cũng đang tìm kiếm thì hãy tìm thử trên Okxe, một ứng dụng mua bán xe máy trực tuyến cực uy tín.
Cuối cùng, đừng quên quan sát tổng quát toàn bộ khung xe, sườn xe, thân xe, phần cốp, bình xăng,… đừng bỏ qua chi tiết nào. Nếu có thể, hãy cẩn thận kiểm tra động cơ và chạy thử để có cảm nhận thực tế.
Không phải tự dưng mà những mẫu Vespa lại một lần nữa “lên ngôi”. Những thiết kế lịch lãm và những cảm giác mà Vespa cổ mang lại khiến nhiều người phải mơ ước.
Bài viết trên là một số thông tin của dòng xe cổ này, hy vọng nó thú vị với các bạn đọc nhé.