Stroke Là Gì? Tìm Hiểu Về Các Loại Stroke Của Xe Máy

Sử dụng xe máy mỗi ngày bạn có bao giờ nghe đến cụm từ stroke chưa? Vậy Stroke là gì trên xe máy bạn có thắc mắc không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa này.

Stroke trên xe máy là gì?

Stroke trên xe máy chính là loại động cơ được sử dụng trên xe máy. Đây là bộ phận có nhiệm vụ quan trọng trên xe máy. Nó thực hiện chức năng sinh công để xe có thể khởi động và chuyển động.

Stroke là gì
Stroke là gì

Có mấy loại stroke xe máy?

Có hai loại stroke xe máy, gồm 2 stroke (động cơ 2 thì) và loại 4 stroke (động cơ 4 thì). Động cơ 2 thì – 2 stroke nghĩa là động cơ chỉ cần hoàn thành 1 vòng quay của trục khuỷu là đã thực hiện xong quá trình nổ – xả. Động cơ 2 stroke được sử dụng trên những phương tiện xe gắn máy như dòng xe suzuki sport, suzuki satria, và yamaha Z125.

Có hai loại stroke gồm 2 stroke và 4 stroke
Có hai loại stroke gồm 2 stroke và 4 stroke

4 Stroke, động cơ 4 thì là loại động cơ cần hoàn thành đến 2 vòng quay của trục khuỷu là xong quá trình nổ-xả. Động cơ 4 thì hiện vẫn đang được sử dụng trên hầu hết tất cả loại xe gắn máy vì độ bền và khả năng sinh công tốt, dễ dàng sửa chữa.

So sánh các loại stroke, sự khác nhau giữa 2 stroke và 4 stroke

Ở động cơ 4 thì gồm các hoạt động hút-nén-đốt-xả, hoạt động của mỗi thì cụ thể như sau:

  • Ở thì thứ nhất (kỳ nạp, van nạp mở và van xả đóng), hỗn hợp gồm khí và nhiên liệu sẽ được nạp vào xilanh khi piston đi xuống.
  • Ở thì thứ hai, kỳ nén, cả hai van đều đóng, khi piston nén hỗn hợp khí trong xilanh sẽ chuyển động đi lên. Đến cuối thì thứ hai, piston nằm tại điểm chết trên, lúc này hỗn hợp khí sẽ bị đốt trong động cơ xăng bằng hệ thống đánh lửa (bugi), hỗn hợp diesel trong động cơ sẽ tự bốc cháy.
  • Ở thì thứ 3, thì tạo công, hệ thống van tiếp tục đóng. Nhiệt độ tăng sẽ làm cho áp suất hỗn hợp khí tăng cao, đẩy piston đi xuống. Lúc nãy hỗn hợp khí sẽ được đốt cháy. Chuyển động của piston được điều khiển bằng tay biên đi đến trục khuỷu sau đó biến thành chuyển động quay.
  • Ở thì thứ 4, thì xả, lúc này van nạp đóng và van xả mở, lúc này piston chuyển động lên đẩy khí ở ống xả ra ngoài môi trường.
Cấu tạo và hoạt động của động cơ 2 thì
Cấu tạo và hoạt động của động cơ 2 thì

Động cơ 2 thì hoạt động như sau:

  • Thì thứ nhất có nhiệm vụ tạo công và nén trước
  • Lúc piston sắp vượt qua điểm chết trên, bộ phận đánh lửa sẽ tiến hành đốt hỗn hợp của buồng đốt nằm phía trên piston làm nhiệt độ tăng lên, áp suất buồng đốt tăng. Sau đó piston đi xuống sẽ tạo ra công cơ học.
  • Lượng khí mới vừa được hút vào sẽ được nén lại ở không gian phía dưới piston nhờ chuyển đi xuống của piston.
  • Khi piston đi xuống, lúc này lỗ thải khí và ống dẫn khí mở ra. Hỗn hợp khí vừa bị nén bởi áp suất chuyển động của buồng đốt dưới piston sẽ đi qua ống dẫn khí đi vào xilanh đẩy lượng khí thải ra ngoài bằng lỗ thải khí.
  • Thì thứ 2 có nhiệm vụ nén và hút
  • Lỗ thải khí và ống dẫn khí sẽ lần lượt được đóng lại sau khi piston chuyển động lên
  • Trong quá trình piston chuyển động lên, lúc này hỗn hợp khí và nhiên liệu trong xilanh tiếp tục bị nén lại và được đốt cháy ngay trước khi piston đến điểm chết trên.
  • Buồng nén khí trước phía dưới piston, lượng khí mới được hút vào qua đường ống dẫn. 

Như vậy, sau khi tìm hiểu Stroke là gì và hoạt động của nó thì chúng ta dễ dàng thấy được giữa 2 stroke và 4 stroke có sự khác biệt rất lớn, như:

  • Cấu tạo của động cơ 2 thì đơn giản hơn động cơ 4 thì: 2 thì không có xupap và những bộ phận khác như trục cam, cò mổ…trong cơ cấu phối khí 
  • Vì không có cơ cấu đóng mở xupap và những cơ cấu phụ thuộc khác nên động cơ 2 thì chạy êm hơn
  • 2 Stroke có chu kỳ sinh công nhiều hơn nên độ rung động sẽ ít hơn. Ngoài ra, thiết kế nhỏ gọn nên sẽ không bị gặp phải vấn đề buộc phải tăng số vòng quay trục cơ để giảm kích thước động cơ, vậy nên số vòng quay trung bình của động cơ sẽ thấp hơn 
  • Ở cùng mức công suất động cơ 2 stroke sẽ nhẹ hơn và ít bộ phận hơn so với 4 stroke
  • Động cơ 2 stroke có cấu tạo đơn giản nên việc sửa chữa, hiệu chỉnh cũng đơn giản hơn.
  • Hành trình máy của 2 stroke ngắn nên xe chạy cho cảm giác bốc hơn, tuy nhiên hạn chế là các bộ phận của động cơ sẽ chịu lực tác động nhiều hơn dẫn đến tuổi thọ thấp hơn so với động cơ 4 stroke. Ngoài ra, lực hút nhiên liệu của động cơ 2 kỳ phụ thuộc vào lực nén piston, do đó với những xe mà piston đã bị mài mòn sẽ rất khó nổ, đặc biệt là vào buổi sáng. 
Cấu tạo và hoạt động của động cơ 4 thì
Cấu tạo và hoạt động của động cơ 4 thì

Tuy nhiên, không phải cứ động cơ 4 thì xe sẽ có độ bền tốt hơn, vì còn phụ thuộc vào người sử dụng bảo quản xe như thế nào. Với 4 thì, khi đã chạy được khoảng 1.500 km thì nên thay nhớt. Loại nhớt sử dụng nên là nhớt chất lượng tốt như API SE hoặc SF, SG.

Thể tích nhớt khi pha cũng phải đảm bảo đúng tỷ lệ, nếu lượng nhớt quá ít sẽ khiến việc tản nhiệt và bôi trơn động cơ sẽ kém hiệu quả, hoạt động của động cơ không được đảm bảo. Ngược lại, pha lượng nhớt quá nhiều sẽ khiến hỗn hợp khí không tốt, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của động cơ. Ở một số dòng xe 2 thì sử dụng chế độ tự pha dầu bằng bơm (nghĩa là dầu nhớt một bên, nhiên liệu một bên, khi động cơ hoạt động thì sẽ tự pha trộn tạo nên hỗn hợp), nhưng cần cẩn thận với loại bơm này vì nếu bơm bị hỏng thì sẽ làm hỏng luôn động cơ. 

Mẫu xe underbone 2 thì
Mẫu xe underbone 2 thì

Bạn cần lưu ý, không nên ép ga, côn xe quá mạnh vì sẽ làm các bộ phận trên động cơ chịu áp lực lớn dẫn đến nhanh bị mòn. Nếu lượng nhớt pha vào không chỉnh sẽ khiến piston bị mài mòn nhanh.

Những chiếc xe hyper underbone động cơ 2 thì cổ điển
Những chiếc xe hyper underbone động cơ 2 thì cổ điển

Mặc dù động cơ 4 thì máy sẽ đầm và bền hơn tuy nhiên nếu chế độ dầu nhớt kém sẽ khiến linh kiện động cơ nhanh mòn, ngoài ra cấu tạo của động cơ 4 thì rất phức tạp nên rất khó khăn trong vấn đề sửa chữa.

Qua bài viết này các bạn đã hiểu stroke là gì chưa nhỉ? Mong rằng đây sẽ là nguồn thông tin hữu ích cho những ai đang tìm hiểu về động cơ xe máy.

Có một bí mật nhỏ mình muốn chia sẻ với các bạn, nếu bạn đang cần tìm mua xe cũ thì đừng bỏ lỡ một cái click chuột vào đây để tham khảo nhé.

Click Here to Leave a Comment Below 0 comments

Leave a Reply: